Tuesday, December 1, 2015

Cám Ơn Anh - Noel 2015



Mỗi năm cứ sau ngày Lễ Tạ Ơn, một đài phát thanh tại địa phương FM103.5 họ bắt đầu phát thanh chương trình Nhạc Giáng Sinh 24/24, liên tục cho đến ngày 26 tháng 12, những bản nhạc Noel thật xưa và cứ đều đặn đúng ngày, đúng giờ, những bản nhạc này lại trỗi lên, càng nghe càng thấy thấm thía cho nỗi nhớ nhà dâng trào, hàng năm, năm nào cũng thế và đã mấy chục năm trôi qua, hầu như những bản nhạc này vượt thời gian và hình ảnh của những mùa giáng sinh xưa đi qua thật chậm và rõ ràng.

Những năm trước, khi internet chưa thịnh hành, trong các khu thương mại sầm uất, tấp nập xe cộ đầy đường, bất kể thời tiết băng giá bao trùm. Vào dịp này, những chương trình truyền hình thường hay chiếu những phim xưa về Noel, kèm lẫn theo những chương trình quảng cáo thương mại,cuộn phim về một đứa bé vô gia cư trong mùa Noel, được chiếu đi chiếu lại năm này qua năm khác.
Như một phản ứng tự nhiên, khi phim này chiếu lên tôi ngưng tất cả công việc và theo dõi cậu bé với áo quần vá nối nhiều mảnh, lang thang trong đêm lạnh giá, đi qua từng cửa hàng nhìn qua những khung cửa kính lộng lẫy chưng bày nhiều màu sắc của mùa Noel, bên trong những hàng hóa và người đi tấp nập, cậu bé nhìn vào những món hàng chăm chú  và bước đi chậm trong miên man và liên tục qua hết cửa hàng này đến cửa hàng khác, đi trong lạnh giá và thèm thuồng. 
Cứ mỗi năm hình ảnh cậu bé này lại hiện về và như thế những thước phim này lôi kéo theo hình ảnh của những Noel xưa trong ký ức mù sương, mường tượng những hình ảnh nầy đã có gặp một lần gặp ở một nơi nào đó, rồi liên tưỡng đến những hình ảnh của những người vô gia cư trong dịp Noel, mơ ước những món quà nhỏ và một mái gia đình sum họp.

Trong không khí đón mừng Chúa hài đồng, mùa của tình thương, của chia xẻ, những chiến hữu, những TPB/VNCH lần lượt ra đi theo năm tháng, những người còn lại bị hất hủi và lang thang trên chính quê hương của họ.
Những đôi mắt của đứa bé không nhà, xuyên qua cửa kính với mơ ước thèm thuồng và chính những đôi mắt ấy tôi lại thấy rất quen thuộc như những chiến hữu của tôi một thời đã chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do trong 21 năm và mùa Noel gợi nhớ một quãng đời đã qua với nhiều mơ ước trên mãnh đất nơi họ sinh ra, lớn lên và chiến đấu đến cuối đời.
 
Những người bạn của tôi ơi, trong mùa đông lạnh giá, các bạn đã nhóm lên một ánh lữa tình người, tình đồng loại và những ấm áp cuối đời.

 
Xin một lần được tri ân đến những tấm lòng. 
PBC72   



I'm dreaming of a white Christmas
Just like the ones I used to know
Where the treetops glisten,
and children listen
To hear sleigh bells in the snow

I'm dreaming of a white Christmas
With every Christmas card I write
May your days be merry and bright
And may all your Christmases be white

I'm dreaming of a white Christmas
With every Christmas card I write
May your days be merry and bright
And may all your Christmases be white


White Christmas – lyrics


WHITE CHRISTMAS / THE SONG PLAY INDICATED THE END OF THE VIETNAM WAR

2 comments:

  1. Nguyễn Nhật Tân
    1 hr

    I'm dreaming of a White Chistmas. Đây là bài hát về Giáng Sinh nổi tiếng của Irving Berlin viết tại tại California trong khách sạn La Quinta năm 1940.được Bing Crosby hát năm 1942. Nhớ không lầm Bing Crosby đã bán được 150 triệu đỉa với bản nhạc này.
    Bài hát mơ về một mùa Giáng Sinh tuyết trắng trên những cành Thông. Nơi ấy người ta dành cho nhau những lời chúc tụng ấm áp, và gởi cho nhau những tấm thiệp Giáng Sinh với những thương yêu tràn đầy.
    Nhưng ngày 29-4-1975 nó lại là một code message, một mật mã được phát đi phát lại trong ngày trên đài phát thanh quân đội Mỹ để báo hiệu cho quân đội Mỹ rút khỏi Sài Gòn trong cái nóng 105 độ F của miền Nam rực lửa chiến tranh.
    Cho nên mỗi khi nghe bài này. Nó là Giáng Sinh trắng. Nhưng với chúng tôi, nó biểu hiện kinh hoàng của tháng Tư đen.

    ReplyDelete
  2. Irving Berlin wrote the lyrics to "White Christmas" in 1940. Bing Crosby, who starred in the 1942 movie "Holiday Inn" with Fred Astaire, sang the song for the movie, on the radio and recorded it for Decca on May 29, 1942.
    Full Answer

    Being Jewish, Berlin could draw only on what he remembered of Christmas celebrations in his neighborhood during his childhood. When he auditioned the song in 1941, he expressed concern that it lacked something. However, Bing Crosby assured him that the song would be a hit. "White Christmas" remains Bing Crosby's top-selling recording and the top-selling Christmas single of all time as of May 2015.

    ReplyDelete